Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Mẹ
Bà Qùy loay hoay mãi, cố gắng hết sức lực của bà mới nhấc nổi nồi cháo bánh canh đang sôi sùng sục, sửa lại cho ngay ngắn vào giữa chiếc gióng. Mấy que củi bốc cháy thành ngọn lửa, gây nên tiếng nổ tí tách, lâu lâu bắn ra từng hạt lửa nhỏ.

 


 


 


Bên kia chiếc gióng, trên mâm gỗ sắp đầy bánh bột lọc, bánh nậm dưới làn khăn mỏng được đậy kỹ lại. Bà nhanh nhẹn mở hé coi lại tô hành lá trộn với nhúm rau răm xắt nhỏ, diã ớt màu đỏ được cắt từng khoanh tròn. Công việc bà làm mỗi ngày, nay đã thuộc lòng từng ti từng tí một. Suốt mấy chục năm sống với gánh cháo bán ngoài chợ, kể từ ngày ông chồng bà lià trần cho đến nay. Cứ mỗi buổi sáng thức dậy, công việc của bà vẫn đều đặn như thế, làm không biết chán. Bà nghĩ, có lẽ cho đến khi nhắm mắt lại mới thôi. Cũng nhờ vào cái hàng gánh nầy, bà đã nuôi con ăn học nên người.



Thằng Khải con bà, năm nay vị chi ba mươi ba tuổi rồi còn gì. Lập gia đình và có được hai thằng con trai thật ngộ nghĩnh làm sao, mấy tấm hình gởi về cho bà, vẫn còn cất giữ. Lâu lâu trong một dịp rảnh rỗi nào đó, bà lấy ra ngắm hết hình con trai, con dâu của bà dù chưa hề gặp và hai thằng cháu nội. Mặt đứa nào đứa đó kháu khĩnh, thật giống Khải từ hồi còn nhỏ. Nhiều lúc bà nhìn hình xong, thì thầm nựng nịu:



- Cái thằng cha nó, giống chi mà giống lạ, nhìn lui nhìn tới y hệt ông nội. Thiệt dòng nào giống đó, khác sao cho được.



Chỉ nội ba tấm hình, bà đem khoe cả xóm làng đều biết. Thỉnh thoảng sau buổi chợ, bà quảy gánh không trở về, gặp bạn bè, họ vui vẻ hỏi thăm:



- Sao, hai thằng cháu nội sắp về thăm bà chưa. Dạo nầy chắc hẳn lớn lắm rồi hả bà?



Vẫn nụ cười trên môi, mỗi khi có người hỏi về con cháu bà:



- Dạ cám ơn các bà, nhờ ơn Trời Phật, tụi nhỏ vẫn khỏe mạnh cả. Vợ chồng nó viết thư bảo, thế nào cũng tìm cách về thăm bà nội đấy các bà ạ.



Bà Quỳ khoe một cách đầy hãnh diện, mà không vui sao được, thằng con trai của bà mới ngày nào nó chỉ là thằng bé con thôi, nay qua Mỹ đã làm lên tới chức “quản lý” chứ đâu kém cỏi gì. Rõ ràng con dâu bà viết, nhờ phước ông bà để lại, anh Khải ở bên nầy tiếng Anh thông thạo, vừa rồi được trong sở cho lên tới chức lớn gần bằng ông chủ hãng, mẹ ạ. Vợ chồng con và các cháu làm tiệc ăn mừng ngay. Rất tiếc không có mẹ ở đây để chung niềm vui của gia đình con.



Thật ra từ nhỏ đến lớn bằng chừng nầy tuổi, cả cuộc đời bà nào hay biết chức vụ là gì đâu. Nay vợ Khải thư cho bà hay, thằng con trai độc nhất vô nhị của bà đã có một chỗ đứng, xấp xỉ gần bằng ông chủ hãng, bà chỉ biết thế thôi. Bà gật đầu, vui lòng hết sức với địa vị của con mình. Sống ở một đất nước văn minh như thế, con bà được chen chân vào trong xã hội của người, làm sao không sung sướng cho được. Mỗi lần nhớ đến lời con dâu, bà lại mỉm cười thích thú. Dường như cuộc đời dài dong ruỗi, bà chưa biết thế nào là hãnh diện. Còn nhớ ngày hai vợ chồng bỏ làng xóm ra đi di cư vào Nam, với bao thử thách gian nan, ông bà chỉ đạt tới được một đời sống tạm gọi yên ổn, Trời Phật chỉ cho bà bấy nhiêu, bất ngờ ông Qùy ngã bệnh, nội vài tuần sau đó, ông nhắm mắt ra đi. Gia tài sự nghiệp để lại cho bà, đứa con trai chưa đầy thôi nôi. Chồng mất, tay bồng con, một thân một mình không có họ hàng thân thích, bà phải gánh vát lấy bao nhiêu chuyện.



Bà còn nhớ, ngày vào Nam thuê căn nhà nhỏ, ở sát bên cạnh vợ chồng ông hàng xóm người Huế. Lắm lúc rỗi rãnh qua chơi, thấy bà bạn tay nhồi bột, xong căn ra giữa chiếc mâm gỗ thật mỏng, rồi lấy con dao xắt từng sợi dài. Bà tò mò đứng nhìn chăm chú từng cử chỉ nhỏ nhặt. Bà hàng xóm giải thích, món ăn nầy ngoài miền Trung gọi là “bánh canh”, nấu với rêu tôm và cua. Hồi đó vợ chồng bà nghèo không đủ ăn, ông Qùy đi làm mướn, ngày ngày đem về vài đồng bạc, đủ cho bữa cơm đã là quí, chứ có bao giờ bà tính chuyện ăn uống cao lương như bà hàng xóm đâu. Ra chợ mua vài con cá nhỏ, về đem kho mặn với nắm dưa cải chua. Công việc hết sức dản dị như vậy, bà phải tính lên tính xuống, làm gì có tiền nhiều để nấu những thức ăn gọi là mâm cao cỗ đầy như thế. Nhìn riết, bà đâm ra thuộc lòng trong đầu cách thức nấu ăn của bà bạn. Cho đến khi ông Qùy mất đi, quá túng quẫn không còn cách nào để kiếm ra tiền nuôi con, gom góp lại được vài chục bạc, chợt nảy ra trong đầu bà, tính nồi bánh canh không mất bao nhiêu vốn, chịu khó làm thêm vài chục cái bánh bột lọc.



Quyết định xong đâu đấy, nội hai ngày liền bà đã có đôi gióng mới và mua thêm cái nồi thật to. Ngày mở hàng trước khi ra đi, bà khấn vái linh hồn ông Qùy phù hộ cho mẹ con bà làm ăn nên. Không hiểu có linh ứng như lời bà cầu xin hay không, sáng sớm thiên hạ bâu quanh gánh hành của bà, múc chẳng nghỉ tay. Chỉ vài giờ sau, bà quảy đôi gánh nhẹ hẫng trở về nhà với cõi lòng đầy hân hoan. Từ đó cứ mỗi buổi sáng tinh sương, người ta đã thấy bà gánh đôi gióng nặng trĩu trên vai. Mới đầu bà còn cất tiếng rao hàng, nhưng riết rồi người ta quen mặt của bà, nhận diện ngay mỗi khi gánh hàng bà đi ngang qua, vừa thấy họ đã vẫy lại để thưởng thức món ăn do bà nấu lấy. Sáng sớm khi gà vừa cất tiếng gáy bà đã vội vàng thức giấc, vừa nhồi bột vừa nhúm cũi, đôi bàn tay nhanh nhẹn làm không biết bao nhiêu việc. Những cái bánh bắt đều đặn từng góc một, bà say sưa với công việc, sung sướng khi khách hàng vừa ăn vừa tấm tắc khen ngon. Sống quanh quẩn bên họ lâu năm, bà đâm quen tính tình của mỗi người, không cần hỏi đến bà cũng biết họ cần gì. Có người không dùng hành lá, có đôi người không ăn cay, bà làm vừa lòng từng khách hàng của bà như một bà mẹ săn sóc các con.



Ngày đó thằng Khải còn bé tí, phải gởi cho chị Gái bên cạnh nhà trông coi giúp. Thằng nhỏ thiệt dễ nuôi, không biết lạ quen bao giờ, ai bồng ai bế cũng được. Hàng xóm thấy mẹ con côi cút, họ thay nhau giữ hộ thằng bé cho bà. Mãi như thế, cho đến khi con bà lên năm tuổi, chập chửng đến trường học a,b.. Buổi sáng trước giờ gánh hàng ra chợ, bà để lại cho con một tô cháo ăn lót lòng và vài cái bánh cho nó ăn trưa. Vì hàng ngày sau buổi chợ, bà phải ghé lại mua tôm cua đặt sẵn cho ngày kế tiếp. Thằng Khải chỉ việc ăn, học, rồi ngủ, nó lớn nhanh như thổi. Từ độ con bà cắp sách đến trường, nó đã biết nhìn mẹ mỗi buổi sáng bằng đôi mắt ái ngại. Một đứa trẻ lên bảy lên tám, thấu hiểu được những nỗi nhọc nhằn đó. Cứ mỗi sáng, hể nghe tiếng gà gáy lần thứ hai xong, dù muốn dù không bà cũng bật người trở dậy để làm bánh, nấu nồi cháo. Thằng Khải cũng thức giấc, phụ bà bỏ thêm chút bột vào bánh hay xắt giúp bó hành lá. Lắm lúc bà sung sướng ngắm con mình như bảo vật qúy giá, đôi gánh nặng trĩu trở thành nhẹ nhàng trên vai. Bà vẫn còn nhớ, năm thằng Khải đổ được cái bằng tú tài I, bà nhờ ông Phát bạn cũ của vợ chồng bà lúc còn tận ngoài Bắc, mua hộ chiếc xe Suzuki. Khi thằng con trai bà về đến nhà, nhìn thấy chiếc xe, nó mừng quá ôm chầm lấy hôn lên mặt mẹ tới tấp. Số tiền bà để giành gần cả cuộc đời, cho mãi bây giờ bà mới dám xuất ra hết một nửa mua quà cho con. Ngày ngày kiếm được tiền, bà bỏ vào trong cột giường làm bằng tre dấu kỹ trong đó, chưa một lần tiết lộ cho bất cứ một ai biết.


Với số vốn liếng ngần ấy, bà đã mua cho con bà món quà chính ngay cả bà cũng không thể ngờ được. Từ hai bàn tay trắng lập nên sự nghiệp như hôm nay đâu phải dễ, bà không còn ao ước gì hơn vậy nữa. Và thằng Khải luôn luôn hứa với mẹ rằng, sau nầy lớn lên sẽ đi lính, cố phục vụ thật tốt, để chóng thăng cấp có tiền giúp đỡ mẹ, không cho bà bán hàng như vậy nữa. Bà thầm nuôi lấy hy vọng, chực chờ ngày con bà chóng đạt thành ý nguyện. Nhưng bất ngờ chiến tranh trờ tới trên cả miền đất nước. Bà lo sợ phập phòng, nghĩ đến sự chết chóc, bà thấy ghét hơn bao giờ hết. Chính vì thế ngày xưa ông bà phải ra đi. Không biết đến bao giờ mới có dịp trở lại thăm quê cha đất tổ. Và cũng chính vì nạn nhân chiến tranh, ông Qùy bỏ mẹ con bà trên cuộc đời nầy lìa xa vĩnh viễn. Bà tính toán, thu xếp. Cuối cùng bà quyết định cho con đi theo gia đình người bạn, tìm đường ra nước ngoài. Lúc đầu thằng Khải khóc lóc không chịu rời mẹ, bà phải giải thích ngọn ngành, dòng họ bây giờ chỉ có mỗi mình nó, lỡ đi lính không may có bề gì, còn có ai nữa để nối dỏi tông đường. Lời nói của bà dần dần đã có hiệu quả, một đêm tối trời năm đó thằng con trai bà vượt biên, trăm sự nhờ vào Trời phù hộ, mấy tuần lễ sau tin về cho hay đã đến nơi đến chốn bình yên. Một lần nữa bà lại lâm râm khấn xin linh hồn ông Quỳ giúp đỡ cho con.



Khải được định cư bên Mỹ, bà nhận thư con trai đều đặn, dặn phải gởi gấp những giấy tờ hiện có, để xin chính phủ chấp nhận cho mẹ con được đoàn tụ. Bà đã làm đúng như lời con, nhưng cho mãi đến nay vẫn còn nao nức chờ đợi. Tưởng tượng ngày mẹ con gặp nhau, các đứa cháu kháu khỉnh trong vòng tay, trời ơi còn gì bằng. Ngày đêm thầm ao ước, như một giấc mộng tuyệt vời trong cuộc đời của bà, làm sao nói hết những nỗi niềm vui sướng trong lòng bà hiện nay. Đêm cuối cùng khi đứng nhìn theo con ra đi, bà đã cố cắn chặt đôi môi để ngăn tiếng khóc, khổ sở phải xa lìa đứa con yêu dấu, bà gắng gượng mỉm cười để tìm một lối sống bình an cho con. Không thể ngờ được mới ngày nào thôi, nay thằng Khải đã lập gia đình và còn cho thêm bà hai đứa cháu kháu khỉnh không ai bằng.     



Bà còn nhớ thật rõ ngày tháng xa xưa, cứ mỗi lần mùa mưa tới con đường hẻm ứ đầy nước, đám trẻ con cùng xóm gồm có cả thằng Khải cũng gia nhập vào bọn, lội nước đùa dỡn cùng nhau, rộn ràng tiếng cười dòn. Chắc hẳn đám cháu của bà sẽ không có những kỷ niệm đó, nhìn hình của tụi nhỏ, dù không nói bà cũng biết, ăn mặc kiểu cách như vậy khác hẳn Khải lúc còn nhỏ dại. Làm bà chợt nhớ đến đám con của mấy người có những căn nhà đồ sộ trước mặt đường nhựa, những đứa trẻ đó được nhốt thật kỹ trong nhà, chẳng bao giờ họ cho con chạy ra ngoài đường, như lũ trẻ con hàng xóm và thằng Khải con bà.



Thằng con bà sau những năm xa cách đã lên được chức quản lý, bà thật không hiểu một tí nào về cái địa vị của con hiện nay, có nhiều lúc tự hỏi thằng Khải làm lớn, nhưng có lớn bằng người đàn ông ở sát ngoài đường cái không nữa. Trước năm bảy lăm, ông ta luôn luôn có tài xế đưa đi đón về, còn bà vợ lâu lâu bà mới thấy được một lần, nhưng không có cơ hội nhìn cho tận mặt, chỉ thấy người đàn bà mặc áo quần lộng lẫy ngồi trên chiếc xe, chạy vụt ngang qua  rồi vút đi. Thỉnh thoảng, người giúp việc lấy cà mèn ra đường vẫy cho bà dừng lại mua tô cháo, họ còn dặn dò bà múc cho vừa xác lẫn nước, vì không phải chọ họ ăn mà cho bà chủ. Đôi khi bà thấy hãnh diện không ít, hầu hết những người bất tất giàu hay nghèo, đều có thưởng thức gánh cháo của bà nấu, họ khen lấy khen để, làm cho bà vui vui trong lòng. Bà nghĩ đến một ngày nào đó, sẽ đem kể cho mấy đứa cháu nghe, không biết tụi nhỏ còn hiểu được ý của bà không.




***


Mấy hôm nay trời bắt đầu trở lạnh, bà Qùy cảm thấy trong người yếu hẳn, khục khặc ho, có đôi lúc từng cơn dữ dội kéo dài mãi làm cho bà thấm mệt. Nhiều đêm cơn ho đã đánh thức bà trở dậy, không thể chợp mắt nổi bà lại thấy nhớ mấy đứa cháu, lục lạo những tấm hình đem ra ngắm nghía. Hơn một tháng nay, không hiểu vì đâu vợ chồng thằng Khải làm ăn thế nào, bà chẳng hề nhận được đến một chữ. Từ lo lắng bồn chồn, đêm đêm nằm ngủ, bà có những giấc mơ sợ đến phát khiếp. Bà đã vùng vẫy, hét la trong cơn ngủ. Mồ hôi vã ra ướt nhèm nhẹp cả ngực áo, bà lo sợ nhưng vẫn gắng chấp tay khấn nguyện cho con trai cùng con dâu và các cháu an lành.



Đêm rồi vừa mới chợp mắt bà lại nằm mơ, toàn chuyện không đâu, tĩnh giấc bà ngồi mãi như thế cho tới sáng, muốn gượng dậy nhồi thau bột để nấu nồi cháo và làm bánh bán trong ngày, nhưng vừa trở dậy mặt mày quay như chong chóng, biết không thể gánh hàng ra chợ như mọi bữa, bà đành nằm rẹp xuống giường thở dốc. Nhìn đôi gióng nằm choi ngoi trong góc nhà, bà đâm ra lo lắng. Ba hôm rồi không ra chợ, bà tiếc thầm trong lòng, tính lên tính xuống mất đi không biết bao nhiêu tiền. Bà đâm nhớ những khŸch hàng, nôn nóng mong chóng bình phục để còn gặp lại họ. Vịn vào bức tường, bà bước từng bước ra đến mở cánh cửa, nhưng một lần nữa bà cảm thấy tối tăm mặt mày, đành bò lết trở về chiếc giường vật người xuống. Không hiểu căn bệnh ra làm sao, như trì đầu bà nằm mãi một chỗ.



Có tiếng người đàn bà bên ngoài gọi lớn:


- Bà ơi!



Không nghe bà Qùy ư hử trả lời như mọi bữa, chị rón rén đẩy mạnh cánh cửa gỗ, trong nhà tối thui như mực, giọng chị réo lên:



- Bà Qùy ơi! Cháu ghé lại thăm xem sức khỏe bà hôm nay như thế nào.



Bà Qùy cố mở đôi mắt, nhưng không lên tiếng, lại khục khặc ho.



Chị bước thẳng vào chiếc giường gỗ kê giữa nhà, lo lắng hỏi:



- Bà cảm thấy thế nào, có cần cháu gọi y tá đến thăm bệnh cho bà không.



Bà lắc đầu:



- Để thủng thỉnh vài hôm nữa sẽ khỏi, gọi người ta làm gì cháu.



Đưa bàn tay lên rờ vào trán bà Qùy, chị nói vội:



- À không được đâu, để cháu kêu xe đưa bà đi nhà thương gấp, đang lên cơn sốt và nóng như vậy làm sao cháu yên tâm.



Mặc cho bà Quỳ lắc đầu, chị Gái nhẹ nhàng lấy vội chiếc áo cánh treo trên tường khoát vào người bà, chị nói:



- Nếu sợ tốn tiền, cháu đưa bà vào nhà thương công vậy.



Chẳng còn cách nào hơn, bà đành gật đầu đồng ý. Lúc chị Gái đưa hộ ra xe, cố gắng lắm bà mới bước nổi vài bước. Trước mặt trời đất như chao đảo, đầu óc hoa lên, bà nói trong cơn ho cùng hơi thở đứt đoạn:



- Nhờ cháu vực hộ bà, không biết có đi đến ra ngoài đường hay không.



Bước chân của bà mỗi lúc mỗi xiêu vẹo, khiến chị Gái cuống cuồng lo sợ.



- Bà ghì vào người cháu, chỉ còn một khoảng ngắn nữa thôi.



Xe đậu tuốt mãi ngoài đường. Con hẻm vô nhà bà Qùy quá chật chội, bề ngang không chen tới hơn hai người. Những hôm nắng ráo còn kha khá, chứ gặp hôm trời mưa tầm tả, vừa đi vừa lội nước bì bõm. Thêm vào đó mùi bùn bốc lên hôi nồng nặc, những lúc con đường hẻm nửa ướt nửa khô. Vậy mà đối với bà Qùy đi qua lại mấy chục năm nay, đã quen với mùi đất mùi bùn lầy lội, nước mưa đầm đề bà không lấy đó làm ngại ngùng. Những ngày mưa gió, có những khi cõng con trên vai, bà vừa đi vừa đưa chân khoát vào nước, giỡn cợt với thằng bé làm cho nó cười lên hăng hắc. Từ ngày vào Nam tới nay, bà vẫn ở luôn một chỗ không hề thay đổi. Thằng con bà gởi thư về nhắc nhở mãi, bảo bà chịu khó bỏ chút ít tiền đổi lấy căn nhà khá hơn, nhưng bà không bằng lòng. Nay mai nếu ra đi, phải đành bán rẻ ư. Thôi nó nói mặc nó, bà cứ ở tạm chỗ này thì đã sao. Số tiền bà để giành sau về già, sẽ không phiền hà, nhờ vào con nuôi dưỡng, vài chục lạng vàng đổi ra tiền Mỹ cũng đâu đến nổi. Nghĩ trong lòng, bà thấy yên tâm vô cùng. Nghe nhiều câu chuyện người ta ở bên đó về kể lại, bà đâm lo lắng. Con cái đời nay văn minh khác hơn ngày bà còn trẻ, không còn hầu hạ mẹ chồng như bà ngày xưa. Thôi thì khó khăn làm gì để mất vui trong gia đình, miễn sao mai nầy được gần gủi bên con cháu,như vậy quá đầy đủ cho số tuổi của bà còn lại. Bà gục đầu mỉm cười...



Thân hình bà ngã dồn vào người chị Gái, thấy nặng nề hơn. Chị vừa hổn hển thở, vừa nói:



- Sắp ra đến đường rồi, bà ráng thêm chút nửa thôi.



Dìu bà Qùy trong tay chị chẳng khác gì đi bên xác chết, bà chẳng thở mạnh như trước, hơi thở như có phần đứt đoạn. Khó khăn lắm chị mới vực bà ra tới chiếc xe đang chờ ngoài đường. Không còn nghe hơi thở của bà Qùy phà vào mặt, chị Gái vội dừng lại, Suýt chút nữa chị hét lên, khuôn mặt bà trắng phếu, tay chân lạnh ngắt. Chị sợ hãi kêu lên:



- Bà ơi! Gắng lên chút nữa thôi, cháu sẽ đưa bà đến nhà thương ngay bây giờ.



Bà Quỳ rên ư hử, chị hối hả bảo ông lái xe chạy nhanh hơn. Ngồi trong xe, thỉnh thoảng chị đưa tay sờ vào mũi của bà Quỳ, xem thử có còn sống hay không. Cho mãi đến khi người y tá mang bà Qùy vào phòng khám bệnh, chị mới thở phào nhẹ nhỏm. Một lúc, y tá vực bà ra trả lại cho chị, cho hay bác sĩ vừa chích cho bà mủi thuốc, bảo đem bà về và nhớ chăm sóc thật kỹ. Mấy viên thuốc của nhà thương cho, chị cẩn thận gói lại nhét vào trong túi áo của bà Qùy, dặn dò nhớ uống theo lời bác sĩ, không biết bà còn nghe được lời chị nói, chẳng thấy bà gật đầu hay hỏi han lời nào cả. Đỡ bà dậy, chị khẻ nói:



- Thôi bà cháu mình về, cũng may hôm nay có bác sĩ khám bệnh, chứ mọi bửa chờ hoài không thấy, chỉ có mấy cô y tá cho ít viên thuốc, rồi bảo lần sau đến gặp bác sĩ.



Bà Qùy quá mệt, chỉ gật đầu ư hử.



Đưa bà Quỳ đến nhà xong, chị ngồi ráng lại nấu thêm cho bà nồi cháo, dặn bà mọi việc trước khi vội vã từ giã bà ra về. Hẹn buổi chiều sẽ trở lại thăm chừng. Bà thiếp đi và bất chợt bà mơ thấy... 



Khải dẫn vợ con về, bà bật khóc khi nhìn lại đứa con trai sau những ngày xa cách.Bà nắm lấy tay con như không muốn rời, chỉ lo sợ nó lại bỏ bà ra đi mất. Ôm con trong đôi tay, những giọt lệ lăn tròn trên má. Bà ríu ra ríu rít kể hết câu chuyện nầy qua câu chuyện kia. Cô con dâu của bà dịu dàng làm sao, nó chẳng giống như mấy người con dâu của những bà bạn bà đã kể. Bà nghĩ, ít nhất con trai bà phải chọn lấy người vợ như lòng bà mong muốn chứ. Cầm tay các con, niềm vui mừng hiện rõ trên nét mặt. Tiếng cười đùa của hai thằng cháu vang lên rộn ràng, bà ghì lấy chúng nó, nựng nịu:



- Hai con chó con, bà bắt ở luôn bên nầy không thèm cho về bên đó nữa.



Cả hai đều gật đầu và ôm chầm lấy bà nội, bà nhìn cháu tủi thân bật khóc làm cho chúng chẳng hiểu vì sao. Giọng Khải thì thầm, vỗ về bên tai bà:



- Vợ chồng con và các cháu sẽ ở lại. Con hứa không bao giờ bỏ mẹ ở đây một mình nữa đâu.



Bà Qùy sung sướng khe khẻ gật đầu. Chớp đôi mắt nhìn con mấp máy đôi môi...



Buổi sáng hôm sau khi chị Gái đẩy cánh cửa bước vào, căn nhà lạnh tanh, im lặng. Chị khẻ tiến gần lại cạnh bà Qùy đang nằm trên chiếc giường, đôi chân bà buông thỏng xuống đất, hai tay trong thế như đang ra ôm lấy vật gì, thân thể bà đã lạnh ngắt. Không ngăn được giòng lệ, chị tức tưởi nấc lên. Những viên thuốc bác sĩ cho bà ngày hôm qua, rơi xuống nằm lăn lóc dưới đất, từng chấm trắng trên nền nhà đen sì. Nhìn quanh mọi vật vẫn còn đó, nhưng mãi mãi chị không bao giờ thấy lại bà lần nữa trong cuộc đời.



Đôi gióng nằm chênh vênh, trơ vơ ở một góc nhà. Nơi đây chỉ có xác bà Qùy và chị...


 


 Quách Y Lành                                                            

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)
    Ấu Thơ Tươi Đẹp (07-01-2024)
    Áo Rách Và Nắm Bụi (07-01-2024)
    Ai Biểu Xấu (30-11-2023)
    Áo Tết (30-11-2023)
    Bên Sông (01-10-2023)
    Bóng Của Thành Phố (01-10-2023)
    Ăn cơm một mình (01-10-2023)
    Từ bi ươm sức sống (01-10-2023)
    Nhà mưa (24-08-2023)

Các bài viết cũ:
    Muộn Màng (28-07-2014)
    Một Góc Đời (15-05-2014)
    Góc phố tình yêu (04-05-2014)
    Lối nắng (23-04-2014)
    Năm đại gia bất động sản và vợ chồng ngư phủ cùng ba điều ước (19-02-2014)
    Xuân trên đảo (22-01-2014)
    Màu mắt lạ (28-10-2013)
    Vẫn mãi là đóa hoa hồng (10-05-2013)
    Nhánh Sông Của Biển (19-11-2012)
    Dòng Nước Lũ (05-11-2012)
    Màu Thời Gian (14-06-2012)
    Đóa hồng trắng giữa ngày Xuân (14-01-2012)
    Tội đồ trong kinh thánh? (19-12-2011)
    Mưa hạ (28-06-2011)
    Nơi có những cây tùng xanh biếc (20-03-2011)
    Khi mặt trời trốn mất (13-01-2011)
    Tội đồ trong kinh thánh? (21-12-2010)
    Đóa hồng trắng giữa ngày Xuân (14-12-2010)
    Ngọn đồi hoa tím. (19-11-2010)
    Tìm lại  (08-11-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152878855.